Tập 36: Bàng Thống khéo dùng liên hoàn kế | Tam Quốc Diễn Nghĩa (1994)

  • 2 năm trước
Bàng Thống tên tự là Sĩ Nguyên, người huyện Tương Dương thuộc Nam quận, Kinh châu. Bàng Thống có quan hệ thông gia với Gia Cát Lượng. Khi hai người còn nhỏ, chị của Gia Cát Lượng được gả cho Bàng Sơn Dân – một người anh em họ của Bàng Thống. Người đứng ra chủ hôn là danh sĩ Bàng Đức Công – chú của Bàng Thống và Bàng Sơn Dân.

Bàng Thống hơn Gia Cát Lượng 3 tuổi. Hai người đã thường xuyên qua lại, trong khi Gia Cát Lượng tỏ ra thận trọng thì Bàng Thống xốc nổi bộc trực, khá tương phản tính cách với nhau. Do Bàng Thống chậm chạp vụng về, nhiều người coi thường ông, nhưng Bàng Đức Công hiểu ông và rất coi trọng.

Nghe tiếng danh sĩ Tư Mã Huy (Thủy Kính tiên sinh) giỏi biết người, Bàng Thống tìm đến gặp. Khi gặp nhau, Tư Mã Huy đang ở hái dâu trên cây, Bàng Thống liền ngồi dưới gốc cây trò chuyện, cứ thế hai người đàm luận từ sáng tới khuya. Tư Mã Huy nhận ra tài năng của ông, hết sức khen ngợi. Từ đó danh tiếng Bàng Thống nổi khắp nơi. Bàng Đức Công quý mến cả ông và Gia Cát Lượng, gọi ông là Phượng Sồ (phượng con), Gia Cát Lượng là Ngọa Long (rồng nằm).

Tư Mã Huy nhận xét về Bàng Thống như sau: "Nếu được một trong hai người Ngọa Long (tức Khổng Minh) hoặc Phụng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể định hưng được thiên hạ".

Lúc đầu, Bàng Thống ở Giang Nam theo Tôn Quyền. Trong trận Xích Bích ông hiến kế cho Tào Tháo dùng xích sắt ghép các thuyền lại thành một cụm để tránh cho quân sĩ say sóng nhưng thực chất là khiến thuyền không tản ra được khi bị hỏa công. Nhờ Bàng Thống mà khi Chu Du sử dụng hỏa công, thuyền của Tào Tháo tập trung lại thành một cụm nên không chạy thoát được, cháy rụi hết.

Sau khi Chu Du mất, Lỗ Túc tiến cử Bàng Thống cho Tôn Quyền nhưng Bàng Thống không được Tôn Quyền trọng dụng nên đến Kinh Châu theo Lưu Bị.

Xem tập tiếp theo:
- Tập 37: Cầm giáo ngâm thơ

Được khuyến cáo